Đang tải...
Tây Nguyên - vùng đất cao nguyên đặc thù, chiếm phần đỉnh của dãy núi Trường Sơn Nam “như nóc nhà” khu vực ngã ba Đông Dương, có độ cao từ 250 - 2.500m chia thành ba tiểu vùng địa hình gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng).
Với diện tích tự nhiên khoảng 5.464.107ha, gần 717km đường biên giới với Lào và Campuchia, khoảng 1,35 triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ và 2.562.205ha đất lâm nghiệp, tỷ lệ che phủ rừng 47,01%, địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng Khí hậu nhiệt đới Xavan (có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên 180C và thường có một mùa khô rõ rệt, tháng khô nhất có lượng mưa trung bình dưới 60mm) và địa thế cao nên khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, nhiều tiểu vùng mát mẻ quanh năm.
Trong cơ cấu sử dụng đất, tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng, từ 90,4% năm 2015 lên 91,2% năm 2020 do tăng diện tích đất cây trồng hàng năm khác. Trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng giảm từ 53,4% năm 2010 xuống còn 45,8% năm 2015 và tăng trở lại lên 47,01% vào năm 2020.
Tây Nguyên Việt Nam có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia. Như một tấm khiên xanh, Tây Nguyên có vai trò phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạng sinh học của quốc gia và khu vực; vùng đệm an toàn sinh thái và cung cấp nước cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
Tây Nguyên là vùng đệm trung chuyển, đầu mối giao thương, kết nối liên vùng, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại - du lịch của các nước tiểu vùng sông Mekong và vùng biển Đông; vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam (cà phê, hồ tiêu, cao su) và sản xuất rau hoa công nghệ cao phục vụ xuất khẩu; vùng phát triển nông - lâm nghiệp tập trung, năng lượng tái tạo,…
Theo số liệu dân số 2019, Tây Nguyên có 5.977.012 người, 45 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 62% dân số. Đây là vùng bảo tồn bản sắc văn hóa đặc trưng lâu đời của trên 20 dân tộc vùng Tây Nguyên.
Vùng Tây Nguyên, nơi chiếm 16,5% diện tích (diện tích lớn hơn 129 quốc gia và vùng lãnh thổ), 6,1% dân số (dân số lớn hơn 122 quốc gia và vùng lãnh thổ), 3 cửa khẩu quốc tế và 4 cửa khẩu quốc gia nhưng chỉ đóng góp 3,5% GDP cả nước, GDP bình quân đầu người của vùng bằng 58% mức trung bình cả nước (năm 2019, đạt khoảng 1.500USD).
Thực tế tồn tại là thiếu cơ chế, chính sách phù hợp, thiếu định hướng chiến lược, đột phá để phát triển kinh tế và điều phối liên kết vùng hiệu quả; chưa khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương...
Về môi trường rừng, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, cháy rừng, khai thác rừng trái phép, tàn phá rừng gỗ lớn, khai thác lâm sản ngoài gỗ thiếu kiểm soát, săn bắt động vật trái phép, thiếu công cụ kiểm soát và PCCC rừng là nguyên nhân chính gây mất rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên, mất nguồn nước, mất dần đa dạng sinh học và sinh thái rừng và mất dần các nguồn gen và thực vật quý hiếm.
Do nhu cầu phát triển kinh tế, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên ngày càng thu hẹp diện tích rừng, đặc biệt là đầu tư các thuỷ điện lớn, khai thác tài nguyên khoáng sản,... tốc độ trồng chưa vượt trội với tốc độ tàn phá, khai thác và mất rừng. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, tỷ lệ diện tích chưa bị suy thoái chiếm 11%; bị suy thoái nhẹ chiếm 30,6%; bị suy thoái trung bình chiếm 38,6% và bị suy thoái nghiêm trọng chiếm 19,8%. Có khả năng phòng hộ tốt chiếm 14%; có khả năng phòng hộ khá và trung bình chiếm 62,1% và có khả năng phòng hộ kém chiếm 23,9%.
Vùng Tây Nguyên có số lượng và diện tích rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ lớn so với cả nước và đặc biệt là tính đa dạng sinh học, sự phong phú về các hệ sinh thái, về tổ thành loài động, thực vật cũng chiếm vị trí hàng đầu so với cả nước. Hiện nay trên địa bàn vùng có 6 vườn quốc gia, 6 khu bảo tồn thiên nhiên, 2 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 2 khu bảo vệ cảnh quan, một số khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học.
Về tài nguyên nước, trữ lượng nước mưa trung bình năm toàn vùng Tây Nguyên khoảng 84,8 tỷ m3/năm; trữ lượng nước mặt 49,2 tỷ m3/năm và trữ lượng nước dưới đất khoảng 6,6 tỷ m3. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi đặc điểm mùa trong năm nên thường xảy ra hạn hán vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Hiện toàn vùng đã xây dựng được 2.354 công trình thủy lợi (1.190 hồ chứa, 972 đập dâng, 130 trạm bơm, 62 công trình khác), với diện tích tưới thiết kế: 288.484 ha. Tuy nhiên, diện tích tưới thực tế là: 214.645 ha, đạt 74,4% so với diện tích thiết kế. Diện tích tưới được bằng các công trình thủy lợi mới đạt 27,8%.
Việc xây dựng các thuỷ điện cũng gây ra một số mâu thuẫn trong sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt, biến đổi hệ sinh thái cục bộ, hạ lưu các sông suối lớn thường hạn hán, thiếu nguồn nước cho sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Mặc dù trữ lượng nước ngầm khá tốt song việc khai thác thiếu kiểm soát, kỹ thuật khai thác, công nghệ, kết cấu giếng còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến động thái và chất lượng nước ngầm dẫn đến suy giảm cả về lượng và chất.
Cũng do vấn đề BĐKH, nhiệt độ tăng lên đáng kể (trung bình cao hơn 0,50C so với 30 năm trước) dẫn đến mùa mưa ngắn, lượng nước ít dần, một số hồ chứa cạn kiệt khiến đất canh tác trở nên hoang hoá, sa mạc hóa khá lớn (khoảng 282.000 ha, chiếm 5,16% diện tích tự nhiên, trong đó đất hoang đồi núi 268.000 ha, đất hoang đồng bằng 14.000 ha), làm tăng hiện tượng xói mòn đất. Mỗi năm, lượng đất của Tây Nguyên bị cuốn trôi xuống sông Mekong và ra biển tới hàng trăm triệu tấn, kèm theo hàng vạn tấn N, P2O5, K2O,… là nguyên nhân làm cho đất canh tác bị bạc màu và xói mòn nhanh chóng.
Về giao thông, Tây Nguyên có lợi thế vô cùng lớn là vùng chuyển tiếp kết nối liên vùng, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại, du lịch của các nước tiểu vùng sông Mekong và vùng biển Đông nhưng giao thông chưa phát triển, thiếu đồng bộ, đặc biệt là giao thông quốc tế nên hạn chế kết nối đầu tư và giao thương. Với 2.517km của 12 quốc lộ huyết mạch đấu nối với 09 tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Lào và Campuchia, 32.859 km đường giao thông nông thôn, 1.840 km đường đô thị, 648km đường chuyên dùng nhưng việc đầu tư nâng cấp còn chậm, tỷ lệ cứng hoá thấp; 03 sân bay (Buôn Ma Thuột, Liên Khương tiêu chuẩn 4C và Pleiku tiêu chuẩn 3C của ICAO) và được sử dụng chung dân sự lẫn quân sự, phục vụ các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương, chỉ có sân bay Liên Khương có khai thác bay quốc tế. Tây Nguyên có 4 hệ thống sông lớn chính là sông Sê San, sông Sêrêpôk chảy sang Campuchia và chảy vào sông Mêkông; sông Ba từ Gia Lai chảy về Tuy Hòa và sông Đồng Nai từ Lâm Đồng chảy về Đồng Nai. Các sông suối thường có độ dốc lớn, nước chảy xiết về mùa mưa và khô kiệt về mùa khô. Do đặc điểm này, giao thông đường thủy nội địa bị hạn chế, chỉ có vận tải nhỏ lẻ ở hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng. Tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, dài khoảng 84 km được xây dựng năm 1931, hiện nay chỉ còn khai thác đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát, khoảng 6,5 km chủ yếu phục vụ khách du lịch.
Về dân số, dân trí và lao động. Cơ cấu giới tính khá cân bằng và tốc độ tăng tự nhiên nhanh. Dân số tăng nhanh kéo theo tăng nhanh nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe do đó tạo sức ép lớn đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo và sự nghiệp phát triển y tế của vùng. Mặc dù có giảm nhưng vấn đề di dân và hệ luỵ liên quan đến sắc tộc, tôn giáo vẫn là vấn đề cần giải quyết. Tại Tây Nguyên có đủ 13 tôn giáo hiện đang có mặt ở Việt Nam.
Lực lượng lao động vùng Tây Nguyên năm 2020 là 3,82 triệu người, tăng khoảng 406 nghìn người so với năm 2015 (tốc độ tăng trung bình 3,1%/năm, cao hơn mức 1,4% của cả nước). Lực lượng lao động vùng Tây Nguyên tăng nhanh do người nhập cư đến hầu hết là người trong tuổi lao động. Tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản chiếm đến 73,5%, trong ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ là 6,4%, trong ngành dịch vụ là 20,1%.
Trong những năm gần đây, mặc dù dân trí khu vực Tây Nguyên đã được cải thiện đáng kể, nhưng nguồn nhân lực qua đạt chuẩn và nhân lực chất lượng cao còn hạn chế. Mặt bằng dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu, thiếu máy móc, thiết bị. Thói quen sử dụng thịt thú rừng. Khai thác tài nguyên rừng thiếu kiểm soát
Chất lượng nguồn nhân lực của vùng chưa cao. Tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo (từ 3 tháng trở lên, có bằng cấp, chứng chỉ) chỉ 13,6% (2015), thấp hơn nhiều so với mức 20,3% của cả nước. Lực lượng lao động của vùng tương đối trẻ so với cả nước, song trình độ lao động thấp.
Về tăng trưởng kinh tế, cách thức tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng phần lớn dựa vào khai thác tối đa tài nguyên (đất, rừng, nước, khoáng sản,…) ở phương thức giản đơn, thiếu bền vững, đặc biệt trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu nên tốc độ tăng trưởng đạt 6,76% (Mục tiêu là 7,9%) sẽ thiếu tính bền vững và dễ để lại hậu quả tàn phá. Đóng góp chính cho tăng trưởng là ngành nông nghiệp, nhưng do một số sản phẩm chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu,… phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường thế giới. Chất lượng tăng trưởng không cao thể hiện qua các yếu tố về năng suất lao động chưa được cải thiện, hiệu quả đầu tư không cao, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) còn hạn chế. Vấn đề nâng cao sinh kế bền vững hộ cá thể đang dần được cải thiện nhưng còn thiếu những giải pháp thiết thực. Tăng trưởng dựa chủ yếu vào phương thức truyền thống theo “chiều rộng” sẽ gia tăng mức độ rủi ro trong điều kiện biến đổi khí hậu, dịch bệnh,…
Về nông nghiệp, tiếp tục là ngành chiếm tỷ trọng tuyệt đối so với các ngành lâm nghiệp và thủy sản. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, các cây trồng thế mạnh của vùng tiếp tục tăng trưởng nhanh về sản lượng và diện tích. Vùng Tây Nguyên đóng góp quan trọng vào sản lượng và xuất khẩu sản phẩm từ cây công nghiệp của cả nước, đặc biệt là cà phê và hồ tiêu (diện tích trên 800.000ha) nhưng chưa thực sự chi phối được về giá và thị trường. Tăng trưởng ngành nông nghiệp có xu hướng không ổn định. Chỉ tiêu giá trị sản phẩm thu được trên một ha đất trồng trọt các tỉnh vùng Tây Nguyên tăng nhanh hơn mức trung bình cả nước, riêng Lâm Đồng luôn duy trì ở mức vượt trội so với cả nước. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao được các tỉnh trong vùng chú trọng nhưng có sự phân hóa giữa các địa phương. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng hạn hán đối với nông nghiệp ngày càng gay gắt. Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Từng bước phát triển một số vật nuôi khác, chăn nuôi đặc sản.
Trong những năm qua, GTSX lâm nghiệp tăng trưởng -2,6%/năm, do sụt giảm của hoạt động khai thác gỗ (-5,6%/năm, trồng và khoanh nuôi rừng tăng 3,39%/năm, khai thác sản phẩm không phải gỗ tăng 12,1%/năm, dịch vụ ngành lâm nghiệp tăng 3,7%/năm). Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trồng, khoanh nuôi rừng và dịch vụ lâm nghiệp, khai thác các sản phẩm không phải gỗ. Cơ cấu có sự thay đổi, trồng nuôi rừng tăng lên 10,9%, khai thác lâm sản giảm xuống còn 71,3%, khai thác các sản phẩm không phải gỗ tăng 4,9%, dịch vụ lâm nghiệp tăng lên 13%. Sản lượng gỗ khai thác bao gồm cả gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng đạt 456.600m3, giảm so với năm 2010 là 255.200m3. Sản lượng gỗ nguyên liệu đạt 186.300m3, tăng 80.000m3 so với năm 2010. Trên địa bàn vùng và khu vực xung quanh đã hình thành nhiều nhà máy chế biến dăm gỗ, viên nén mùn cưa xuất khẩu.
Nông nghiệp Tây Nguyên mới phát triển mạnh nhất ở khâu sản xuất và sơ chế thô, khả năng tham gia vào các khâu tạo nhiều giá trị gia tăng của chuỗi giá trị còn yếu. Đặc biệt là giống và mức độ tham gia vào các hình thức liên kết sản xuất - chế biến - thị trường, thương hiệu sản phẩm. Sản xuất thụ động, việc phát triển các cây công nghiệp trong thời gian qua thực tế đã phá vỡ các quy hoạch ngành về diện tích, sản phẩm các cây lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu...). Người dân mở rộng/thu hẹp diện tích các loại cây công nghiệp theo giá cả thị trường.
Về Công nghiệp, tăng trưởng ngành công nghiệp có mức đóng góp cao nhất cho tăng trưởng chung của kinh tế vùng, tuy nhiên ngành có đóng góp nhiều nhất vẫn là ngành chế biến nông lâm sản trong đó tỷ trọng chế biến thô là chủ yếu.
Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chưa theo hướng hiện đại, tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo thấp; ngành công nghiệp chế biến tuy có tỷ trọng cao nhưng vẫn dừng ở mức chế biến thô, sản phẩm chế biến sâu chưa nhiều. Cơ cấu GTSX công nghiệp chuyển dịch còn chậm theo hướng phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, trong 5 năm, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo có xu hướng giảm từ 74,7% xuống 68,6%. Ngược lại, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, chủ yếu là thủy điện tăng mạnh từ 20,3% lên 27,6%.
Các ngành có đóng góp chủ yếu trong ngành công nghiệp vùng Tây Nguyên là ngành chế biến nông, lâm sản và khai khoáng, sản xuất điện đã ở mức tới hạn, khó có khả năng gia tăng quy mô (theo phương thức hiện nay). Công nghiệp chế biến nông lâm sản và thực phẩm chủ yếu là chế biến thô, ở nấc thang thấp của chuỗi sản xuất (sản xuất nguyên liệu đầu vào), phụ thuộc nhiều vào diễn biến thị trường. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chủ yếu là chế biến thô, phụ thuộc nhiều vào thị trường, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trường. Công nghiệp sản xuất điện chủ yếu từ thủy điện đã khai thác hầu hết các tiềm năng, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về môi trường nếu không có sự cân bằng giữa các lợi ích phát triển và khả năng phối hợp vận hành.
Phát triển các khu/cụm công nghiệp (15 KCN, 51 Cụm CN) mới chỉ tập trung vào đầu tư hạ tầng cơ bản, do phụ thuộc vào ngân sách nhà nước hàng năm nên chỉ đầu tư được từng phần nên còn yếu và thiếu, chủ yếu thu hút các doanh nghiệp địa phương với quy mô nhỏ và trình độ công nghệ thấp, chế biến thô; chưa hấp dẫn được các doanh nghiệp đầu đàn, tạo hiệu ứng lan tỏa, tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thiếu hiệu quả.
Về thương mại và dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ cả vùng đạt 149,7 nghìn tỷ đồng năm 2015 (giá thực tế), tăng 16,8%/năm, cao hơn so với mức 13,7%/năm của cả nước. Hoạt động thương mại, dịch vụ toàn vùng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc trong vùng.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD năm 2015, tăng 5,5%/năm, thấp hơn nhiều so với mức 17,5%/năm của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu chung của cả vùng mới chỉ chiếm dưới 2% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nguyên nhân do mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông lâm sản (chủ yếu sơ chế), vật liệu xây dựng, may mặc, máy móc thiết bị tạm xuất. Mặt hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu mới chỉ có sản phẩm chi tiết van dầu khí ở tỉnh Lâm Đồng. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng của các tỉnh trong vùng ngày càng được mở rộng. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Lào...
Nhập khẩu đạt 329,2 triệu USD năm 2015, tăng 20,8%/năm. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là: cao su tự nhiên, cà phê nhân, đường trắng, đường thô nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, bò thịt, lợn giống và máy móc thiết bị tái nhập...
Toàn vùng có 27 siêu thị, 6 trung tâm thương mại lớn, 2 trung tâm hội chợ triển lãm, 378 chợ các loại. Thiếu trầm trọng hệ thống kho hàng hoá, kho ngoại quan, trung tâm logistics,… Các Khu Kinh tế cửa khẩu chưa thực sự phát triển.
Về du lịch, lượng khách du lịch quốc tế đi lại vùng có xu hướng tăng qua từng năm và tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt khoảng 15%/năm nhưng thị phần khách du lịch quốc tế của vùng Tây Nguyên không có sự cải thiện nhiều, vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng lượng khách quốc tế cả nước. Lâm Đồng là địa phương giữ vai trò chủ đạo, trung tâm du lịch của toàn Vùng, lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng chiếm gần 68,5% tổng lượng khách quốc tế đến Tây Nguyên.
Tổng doanh thu du lịch của các tỉnh trong vùng Tây Nguyên thời gian gần đây được tăng lên rõ rệt, đến năm cuối 2015 mức thu đạt 88.443,9 tỷ đồng.
Hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí trên địa bàn Tây Nguyên cũng phát triển nhanh. Năm 2020 trên địa bàn có gần 2.000 cơ sở lưu trú du lịch và trên 30.000 phòng. Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Tây Nguyên là không đồng đều. Hầu hết các khách sạn đều tập trung ở Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai. Một số dự án du lịch lớn được đầu tư tại Lâm Đồng (hồ Tuyền Lâm...), Kon Tum (Măng Đen)...
Mặc dù vùng Tây Nguyên được đánh giá là có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, cảnh quan, văn hóa, đến nay du lịch vẫn chưa trở thành động lực phát triển của vùng. Hoạt động du lịch chủ yếu tập trung tại một số trung tâm, điểm du lịch lớn đã có truyền thống, tình hình phát triển các điểm du lịch mới thu hút khách du lịch trong thời gian qua chưa khả quan. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm chưa phát triển. Còn tình trạng xung đột trong phát triển giữa du lịch và hoạt động khác (như các thủy điện chuyển dòng đã ảnh hưởng đến một số khu vực thác nước tại các điểm du lịch nổi tiếng của vùng).
Về quy hoạch, quy hoạch chiến lược, quy hoạch ngành thiếu tính đồng bộ, liên kết, chưa bao quát hết các tiềm năng sẵn có và lợi thế vùng, dẫn đến đầu tư manh múm, nhiều hệ luỵ tổn thất kinh tế xảy ra.
Mất rừng, nguy cơ hạn hán, lũ lụt, mất cân bằng sinh thái, nguy cơ xung đột lợi ích, sắc tộc, mất sinh kế, đói nghèo,… có thể xảy ra và nhiều hệ luỵ khôn lường.
Thực tế cho thấy, do cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, trình độ dân trí chưa cao, thiếu lao động lành nghề, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong từng khu vực nhỏ và với mức sống còn thấp, các nguồn tài nguyên tái tạo chưa thực sự kiểm soát và khai thác hiệu quả, nên khu vực Tây Nguyên điều kiện KTXH còn nhiều khó khăn.
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị Khóa XI về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020 xác định: “Phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; vừa phát huy ý chí tự lực tự cường, khai thác nội lực tại chỗ, vừa phải có sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và đầu tư tương xứng của Nhà nước về chính sách, nguồn lực và sự liên kết, hỗ trợ của các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước,…”.
Năm 2045, Việt Nam phấn đấu trở thành nước phát triển, thu nhập cao với một số chỉ số cơ bản dự báo như quy mô nền kinh tế khoảng 1.850 tỷ USD (gấp 5,5 lần năm 2020, mức tăng trưởng 7%/năm), GDP bình quân đầu người đạt khoảng 14.730 USD (giả định GDP tăng trưởng 7%/năm và dân số tăng 1,1% giai đoạn 2021-2030 và 1,05% giai đoạn 2031-2045), cơ cấu nền kinh tế khu vực Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 10%; Công nghiệp - xây dựng 37%; Dịch vụ 45%, còn lại là thuế sản phẩm khoảng 8%.
Đến năm 2045, với chủ trương tiếp tục cổ phần hóa DNNN, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng và thu hút FDI sàng lọc hơn; khi đó, đóng góp vào GDP được dự báo là kinh tế nhà nước 18-20% GDP, kinh tế tư nhân 60–65% và khu vực FDI 18-20%.
Về đóng góp của kinh tế số: với chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia theo xu thế chung và tận dụng cơ hội, nền kinh tế cũng sẽ dịch chuyển từ mô hình tăng trưởng chiều rộng sang chiều sâu, lấy năng suất dựa trên nền tảng KH-CN, đổi mới sáng tạo. Theo đó, kinh tế số sẽ phát triển nhanh và giữ vai trò ngày càng lớn. Theo số liệu từ Temasek (tháng 11/2020), năm 2020, kinh tế số Việt Nam chiếm khoảng 5,2% GDP. Đảng và Nhà nước đưa ra mục tiêu kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP năm 2030 và dự báo chiếm 40-45% GDP đến năm 2045.
Để đạt mục tiêu phát triển và dự báo, Vùng Tây Nguyên cần đóng góp tỷ lệ lớn hơn, tương xứng với tỷ lệ diện tích và tiềm năng sẵn có.
Phát triển vùng cần dựa trên 3 trụ: (1) Tiềm năng và lợi thế, (2) Chính sách và kết cầu hạ tầng, (3) Thu hút đầu tư và công nghệ.
Với cơ hội đan xen thách thức, với nội lực, vị thế và tiềm năng, nhất là về năng suất, Tây Nguyên có thể đạt và vượt được mục tiêu chung của Việt Nam với mức tăng trưởng bình quân trên 8%/năm từ nay đến năm 2045 với 4 điều kiện quan trọng. Một là, cần nắm bắt được xu thế, vị thế để có thể tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức. Hai là, cần thẳng thắn nhận diện đúng và trúng để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, rào cản. Ba là, cần có niềm tin, khát vọng và phát huy sức mạnh tổng hợp, sức sáng tạo, năng suất tiềm năng của con người. Bốn là, cần xác định đúng và nhất quán thực hiện các đột phá chiến lược cùng với các giải pháp chiến lược.
Chiến lược phát triển KTXH 2021 - 2030, đối với vùng Tây Nguyên, Trung ương định hướng, nâng cao hiệu quả các diện tích cây công nghiệp, cây dược liệu, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế; khôi phục và phát triển kinh tế rừng; phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới; hình thành các tuyến du lịch chuyên đề đặc thù vùng Tây Nguyên. Song song đó, cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định dân cư, ưu tiên bảo tồn và khôi phục các giá trị truyền thống, bản sắc của các dân tộc vùng Tây Nguyên; nâng cấp các tuyến giao thông kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và với Nam Lào và Đông Bắc Cam-puchia. Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống… Chiến lược này hoàn toàn có thể mở rộng thêm để Tây Nguyên trở thành trung tâm của khu vực tam giác kinh tế 3 nước Đông Dương.
Tây Nguyên còn nhiều tiềm năng phát triển chưa được khơi dậy, phát huy cao, để thực sự trở thành thế mạnh thu hút đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế của vùng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa phát huy được thế mạnh về vị trí địa lý, đất đai, nông lâm nghiệp, du lịch, năng lượng tái tạo,… Sự phát triển của vùng còn khoảng cách khá xa so với mặt bằng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung…
Để phát triển Tây Nguyên, nhất thiết cần hiểu rõ tiềm năng, hạn chế và thực trạng của vùng, cần có các định hướng chính xác, có lộ trình, giải pháp căn cơ thiết thực, tận dụng thời cơ, khai thác tiềm năng hiệu quả và bền vững, ứng dụng công nghệ cao và hiện đại để rút ngắn thời gian, khoảng cách giữa Tây Nguyên và các vùng miền. Từ đó xây dựng các chương trình mục tiêu, các chính sách hiệu quả, đáp ứng theo chiến lược cụ thể. Để Tây Nguyên phát triển toàn diện, bền vững, cần tập trung giải quyết một số vấn đề cấp thiết như:
Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên kết vùng;
Với tình hình chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi có tầm khống chế lớn về quốc phòng, an ninh đối với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, dễ kết nối liên thông trong khu vực hợp tác của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và Tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia; quỹ đất bazan lớn và khí hậu thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp quan trọng và chăn nuôi đại gia súc; tài nguyên rừng và đa dạng sinh học phong phú và chưa bị tác động quá thô bạo về môi trường, địa hình khu vực Tây Nguyên khá bằng phẳng, chia cắt ít, đa dạng sinh học và sinh thái, mật độ dân cư thưa; là thủ phủ về cà phê, là vùng hồ tiêu lớn nhất cả nước, là vùng cao su và vùng điều lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, là vùng chè lớn thứ hai cả nước sau Trung du và miền núi phía Bắc; tiềm năng điện thuỷ khí Tây Nguyên vô cùng lớn và chưa được đánh giá do địa chất thành tạo từ núi lửa; nhiều cảnh quan thiên nhiên và kết hợp với một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt, đa sắc tộc nên nhiều nét văn hoá đa dạng,… là cơ hội và tiềm năng lớn để phát triển kinh tế vùng.
Cơ chế chính sách còn bất cập; giao thông và mức độ liên kết, chuyển tiếp vùng còn hạn chế; thiếu nhân lực KHCN chất lượng cao và trình độ dân trí còn thấp; tài nguyên rừng, đất đai, nước, tài nguyên năng lượng tái tạo chưa sử dụng thực sự hiệu quả; sản xuất nông lâm ngư nghiệp còn thụ động và lạc hậu, chưa làm chủ được thị trường; chưa khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch,… là những trở ngại và cũng là cơ hội để thay đổi.
Vị trí địa kinh tế và điều kiện tự nhiên không thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế do nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, xa các cảng biển, các đầu mối giao thông lớn. Vì vậy, cần phát triển hệ thống giao thông để kích cầu đầu tư cho vùng. Vấn đề nguồn nước cũng cần phải được điều tiết phù hợp theo mùa. Cần xây dựng các hồ chứa, công trình thuỷ lợi cấp vùng để phục vụ số lượng và chất lượng nước.
Nền kinh tế tuy phát triển nhanh nhưng không bền vững, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nhiều sản phẩm phát triển ồ ạt không gắn với nhu cầu thị trường, không coi trọng chế biến, hoặc chế biến không gắn với phát triển vùng nguyên liệu dẫn đến khi thị trường, giá cả biến động gặp rất nhiều khó khăn... Tốc độ phát triển nhanh tập trung vào các khu vực đô thị, khu vực ven các trục giao thông, có điều kiện thuận lợi, còn vùng sâu, vùng xa phát triển chậm. Mạng lưới giao thông, cấp điện, cấp nước, trường học, bệnh viện... còn nhiều hạn chế.
Trình độ học vấn, dân trí, chất lượng nguồn nhân lực của vùng vẫn còn thấp so với bình quân chung của cả nước và các vùng khác.
Hiện trạng di dân tự do, các vấn đề dân tộc, tôn giáo, các yếu tố không ổn định về chính trị vẫn còn tiềm ẩn, gây tác động xấu đến phát triển KTXH của vùng.
Với diện tích rộng lớn và đa dạng sinh học nên phát triển và bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, phát triển được các vùng sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp tập trung.
Là vùng đệm giữa các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với các nước tiểu vùng sông Mekong nên có tiềm năng phát triển hệ thống dịch vụ logistics và cảng cạn giữa các nước trong khu vực.
Là khu vực còn dư địa cho tiềm năng phát triển các loại giống mới đáp ứng đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.
Là cơ hội phát triển công nghiệp công nghệ cao trong ngành kinh tế - kỹ thuật lâm nghiệp, tiềm năng phát triển công nghiệp giấy và bột giấy, tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến gỗ nguyên liệu công nghệ mới, tiềm năng phát triển sản xuất máy móc, thiết bị công nghệ cao phục vụ sản xuất chế biến nông lâm sản,…
Với gần 2,6 triệu ha rừng, đây là cơ hội để nâng cao giá trị sản phẩm lâm sản và lâm sản ngoài gỗ khi ứng dụng các chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), phát triển tiềm năng tín chỉ carbon để nâng cao giá trị và dịch vụ môi trường rừng trong vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Với trên 2,4 triệu ha đất nông nghiệp, đây là cơ hội để hình thành những cánh đồng mẫu lớn, ứng dụng sản xuất hữu cơ, công nghệ cao và hiện đại, là tiềm năng phát triển công nghiệp sản xuất phân bón và thuốc BVTV hữu cơ vi sinh.
Khi thay đổi theo hướng công nghệ cao trong chuỗi sản xuất nông lâm ngư nghiệp, cùng với việc gia tăng giá trị trên mỗi đơn vị sản phẩm, các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên nhiều thị trường thì đây là tiềm năng phát triển thị trường đầu mối nông lâm sản quốc tế.
Là khu vực thuận lợi để hình thành các trường đại học, các trường đào tạo kỹ sư thực hành, khoa học ứng dụng,… mang tầm cỡ quốc tế do yếu tố liên kết vùng điều chỉnh thuận lợi trong tương lai.
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với chất lượng cao hơn đã và chuẩn bị được ký kết là là cơ hội để các tỉnh trong vùng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Với đà phục hồi và tăng trưởng của kinh tế thế giới, Tây Nguyên có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nhanh hơn.
Mạng lưới kết cấu hạ tầng liên vùng đã và đang được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện giao lưu thuận lợi giữa Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và các địa phương trong Tam giác kinh tế phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và ASEAN.
Tiềm năng phát triển năng lượng mới từ nguồn năng lượng tái tạo vô tận là điện thuỷ khí, không gây huỷ hoại môi trường và bền vững, chi phí đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, giúp đảm bảo an ninh năng lượng.
Việc hình thành các cơ chế, chính sách cần căn cơ, phù hợp với điều kiện, đặc điểm chính trị, quốc phòng an ninh mỗi vùng miền, đòi hỏi cân đối các nguồn lực chung của quốc gia. Quy hoạch chiến lược cần xác định tầm nhìn 100 năm hoặc xa hơn nữa.
Sự khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh có thể hệ luỵ hàng chục năm. Phát triển vùng cần gắn liền với nâng cao thu nhập, tăng cường sinh kế nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, cần thường xuyên quan tâm quy hoạch, tạo nguồn nhân lực đủ phẩm chất, năng lực, góp phần bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương, cơ sở. Tây Nguyên là địa bàn có dân tộc thiểu số chiếm gần 40% tổng dân số và đây vẫn là một trong các "vùng trũng" về phát triển nguồn nhân lực.
Việc đầu tư hệ thống giao thông (đường không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) đòi hỏi vốn lớn, dài hạn. Dịch vụ hậu cần (logistics), kho bãi, cảng nội địa chưa phát triển nên tăng chi phí sản xuất.
Thu hút đầu tư đòi hỏi những lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Từ đó đòi hỏi điều chỉnh lại những chính sách đặc thù, đầu tư cơ bản của nhà nước. Trong khi điều kiện đầu tư còn gặp nhiều hạn chế do khách quan đem lại, chưa phát huy được hết giá trị của các hợp đồng đối tác công - tư.
Để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của Tây Nguyên, cần xác định rõ các tiêu chí dự báo phát triển. Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu phát triển KTXH, quy mô nền kinh tế khu vực đạt khoảng 280 tỷ USD, GRDP dự kiến tăng 8,71%, trong đó nông nghiệp tăng 4,6%, công nghiệp - xây dựng tăng 12,6%, dịch vụ tăng 8,1%. Cơ cấu nền kinh tế khu vực Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 15%; Công nghiệp - xây dựng 32%; Dịch vụ 45%, còn lại là thuế sản phẩm khoảng 8%. Cơ cấu kinh tế của 3 khu vực là 34,85% - 22,41% - 42,74%. GRDP bình quân đầu người dự kiến đạt trên 300 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt trên 35 tỷ USD/năm, tăng 18,6%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt 365.000 tỷ đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65%.
Nhiệt độ toàn cầu tăng, biến đổi khí hậu, mất rừng, mất cân bằng nguồn nước, sa mạc hoá, lũ lụt, cháy rừng, mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái,… là những nguy cơ tiềm ẩn gây cản trở sự phát triển lâu dài. Xây dựng các kịch bản cho sự phát triển bắt nhịp cùng xu thế chung đòi hỏi sự tăng trưởng nhanh và bền vững, hài hoà và cân bằng, ưu tiên bảo vệ môi trường.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ trong mọi khía cạnh của đời sống, việc ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, số hoá là xu thế tất yếu.
Các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp đều cần đảm bảo các chứng chỉ và chứng nhận cần thiết có liên quan. Sử dụng máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại trong chuỗi sản xuất.
Xu hướng hình thành và sử dụng các sản phẩm mới, nguyên vật liệu mới, các loại tinh chất thảo mộc,… có hàm lượng công nghệ cao.
Gia tăng giá trị lợi ích từ các hoạt động môi trường có kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả bền vững.
Chuyển dịch cây trồng theo hướng canh tác tập trung, mô hình cánh đồng mẫu lớn, có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa nhân văn, sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, nghỉ dưỡng,…là động lực phát triển, bổ sung các nguồn thu.
(1) Định hướng chung về tổ chức không gian
a) Trục trung tâm
Trục kinh tế quan trọng nhất của Vùng, tập trung hầu hết các đô thị giàu tiềm lực của vùng như Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, là trung tâm đào tạo đại học và kỹ sư thực hành quốc tế, trung tâm công nghiệp chế biến nông lâm sản dược liệu, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ, khoa học công nghệ,… phát triển công nghiệp rừng, chế biến gỗ nguyên liệu, công nghiệp giấy và bột giấy, dệt may. Cải tạo, nâng cấp đường Hồ Chí Minh thành đường cao tốc, gắn liền với hệ thống đường sắt cao tốc Bắc – Nam, tăng giao thông vận tải hàng hoá giữa các vùng miền.
b) Dải hành lang kinh tế phía Đông
Dải hành lang kinh tế phía Đông kết nối Tây Nguyên với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ qua các trục quốc lộ theo hướng Đông – Tây. Dự kiến nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ 19, 24, 25, 26, 27, 55. Đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển các đô thị quan trọng trên dải hành lang đó.
Phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia. Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu chuyên canh tập trung theo tư duy cánh đồng mẫu lớn các cây công nghiệp như cà phê, điều, mía đường… gắn với công nghiệp chế biến và chế biến sâu.
c) Dải hành lang kinh tế phía Tây
Ưu tiên phát triển hệ thống các nhà máy điện thuỷ khí. Tiếp tục đầu tư phát triển về hạ tầng, giao thông, thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Tiếp tục đầu tư phát triển các đô thị dọc biên giới gồm các khu kinh tế cửa khẩu, các thị trấn, thị tứ. Tiếp tục đầu tư nâng cấp đường hành lang biên giới. Phát triển các cửa khẩu cấp chính để đảm bảo nối với các tuyến hành lang Đông – Tây. Đầu tư nâng cấp cửa khẩu BuPrăng (huyện Tuy Đức, Đăk Nông) từ cửa khẩu chính lên thành cửa khẩu quốc tế. Mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo về vấn đề an ninh, biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội, an ninh vùng biên, kết nối quốc tế. Hình thành các Trung tâm đa dạng sinh học và sinh quyển.
d) Tiểu vùng Nam Tây Nguyên
Xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đủ điều kiện trở thành đô thị hiện đại - du lịch cấp quốc gia, với các chức năng là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của cả nước và quốc tế, là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học, hội thảo, hội nghị, là trung tâm giáo dục và đào tạo đa ngành lớn của cả nước, là đô thị sinh thái và đô thị bảo tồn di sản kiến trúc, là trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đảm bảo giữ gìn các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử.
Xây dựng thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị công nghiệp, trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch, đầu mối giao thông đường bộ quan trọng khu vực Nam Tây Nguyên. Tập trung thu hút đầu tư, phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khai thác lợi thế tiềm năng thế mạnh của tiểu vùng (các loại cây hoa, rau xứ lạnh...) gắn với công nghiệp chế biến. Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và đẩy mạnh trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao.
Khai thác hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường bền vững dự án khai thác bô xít, sản xuất alumin, đồng thời đẩy mạnh dự án điện phân nhôm và phát triển các sản phẩm sau nhôm.
(2)Mạng lưới giao thông – vận tải
a) Đường bộ
Tiếp tục phát triển mạng lưới giao thông, hình thành 3 tuyến trục dọc (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; đường Trường Sơn Đông và QL20; đường hành lang biên giới tỉnh Kon Tum - QL14C - đường hành lang biên giới tỉnh Đắk Nông) và 4 tuyến trục ngang (QL24 - QL14 - QL40; QL19; QL26; QL28 - QL14 - đường tỉnh 686 – QL14C). Bổ sung hình thành tuyến trục ngang QL29. Xây dựng tuyến nối tỉnh Gia Lai với tỉnh Phú Yên.
Từng bước xây dựng thành đường cao tốc các đoạn qua vùng Tây Nguyên. Nâng cấp các đường tỉnh theo quy hoạch. Phát triển và cải thiện chất lượng mạng lưới giao thông nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng nguyên liệu tập trung.
b) Hàng không
Các cảng hàng không trong khu vực duy trì tính chất sử dụng chung dân sự và quân sự; đảm bảo phục vụ 24/24 giờ các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương.
Nâng công suất cảng 3 triệu HK/năm và 250.000 tấn hàng hóa/năm (đến năm 2030), mở thêm các đường bay quốc tế tới Cảng hàng không Liên Khương. Nâng công suất 1,5 triệu HK/năm và 30.000 tấn hàng hóa/năm (đến năm 2030) với cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Pleiku, là cảng hàng không nội địa, công suất 1,5 triệu HK/năm và 30.000 tấn hàng hóa/năm (đến năm 2030) nghiên cứu mở thêm các đường bay quốc tế tới Cảng hàng không Pleiku.
c) Đường sắt
d) Đường thủy
e) Cảng cạn ICD:
f) Trung tâm Logistics:
Nghiên cứu xây dựng một số trung tâm Logistics trong khu vực với công suất toàn vùng khoảng 300.000 TEU/năm. Mục đích quản trị vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hoá tại Tây Nguyên, kết nối quốc tế. Cung cấp dịch vụ kho lạnh, kho bãi, bãi container, kho ngoại quan, kho CFS, kho bảo thuế. Cung cấp dịch vụ đóng gói, đội tàu, vật liệu, thực hiện đơn hàng; Cung cấp dịch vụ quản trị tồn kho, quản trị hoạt định cung cầu,...
toàn vùng khoảng 300.000 TEU/năm. Mục đích quản trị vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hoá tại Tây Nguyên, kết nối quốc tế. Cung cấp dịch vụ kho lạnh, kho bãi, bãi container, kho ngoại quan, kho CFS, kho bảo thuế. Cung cấp dịch vụ đóng gói, đội tàu, vật liệu, thực hiện đơn hàng; Cung cấp dịch vụ quản trị tồn kho, quản trị hoạt định cung cầu,...
(3)Điều chỉnh phân bố các vùng sản xuất tập trung
a) Điều chỉnh phân bố các vùng sản xuất tập trung, thích ứng với BĐKH
Không mở rộng thêm đồng thời chuyển đổi dần các diện tích lúa, cà phê, cao su, hồ tiêu, mía kém hiệu quả ở những nơi chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu (khô hạn, thiếu nước tưới,…) sang phát triển sản xuất các sản phẩm khác (cây ăn quả, trồng cỏ cho chăn nuôi, sản xuất rau củ quả ứng dụng công nghệ cao tưới nước tiết kiệm, trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, gỗ quý, cao lương,…) có hiệu quả kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu hơn.
Điều chỉnh phát triển các vùng sản xuất tập trung nông sản hàng hóa, nguyên liệu cho chế biến công nghiệp gồm:
- Vùng lúa năng suất cao: Tập trung ở khu vực thấp, thung lũng các sông. (độ cao dưới 300 m) thuộc các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng.
- Vùng cà phê: Tập trung khu vực bình nguyên (độ cao 700 - 1.200 m) ở trung tâm tỉnh Đắk Lắk dọc theo QL14, phía Tây Đắk Nông, khu vực phía Tây và dọc QL14 tỉnh Gia Lai thuộc thung lũng các sông Sê San, Sêrêpôk;
- Vùng hồ tiêu: Tập trung khu vực phía Tây và Nam tỉnh Đắk Nông (độ cao 300 - 700m), phía Tây tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai thuộc thung lũng sông Sê San, Sêrêpôk.
- Vùng điều: Tập trung phát triển ở khu vực độ cao dưới 500 m thuộc thung lũng sông Đồng Nai, sông Krông Nô thuộc tỉnh Đắk Nông, phía Tây Đắk Lắk, khu vực Đông Nam Gia Lai, khu vực tỉnh Lâm Đồng.
- Vùng chè: Tập trung ở khu vực Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh (Lâm Đồng) độ cao 800- 1200m. Vùng cà phê chè tập trung ở khu vực bình nguyên thung lũng sông Đồng Nai, phía Tây và Nam Lâm Đồng.
- Vùng cao su: Tập trung khu vực phía Tây, dọc QL14 thuộc tỉnh Gia Lai.
- Vùng cây ăn quả: Phát triển các vùng cây ăn quả tập trung (măng cụt, bơ, soài, sầu riêng, mít, mãng cầu, quả có múi…) ở Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, vùng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng.
- Vùng sản xuất rau củ quả thực phẩm ứng dụng công nghệ cao: Phát triển ở khu vực ven đô thị lớn tất cả các tỉnh Tây Nguyên, phát triển vùng rau củ quả thực phẩm cận nhiệt đới, ôn đới, cây dược liệu trên núi tập trung ở khu vực bình nguyên cao ở Bắc Lâm Đồng, và Bắc - Đông Bắc Kon Tum, khu vực Pleiku và phụ cận.
- Vùng chăn nuôi bò thịt: tại tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk
- Vùng chăn nuôi bò sữa: tại Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lắk.
- Vùng nuôi trồng thủy sản: tỉnh Gia Lai tập trung ở hồ thủy lợi gồm Ayun Hạ, Biển Hồ, Ia H’rung, Ia Ring, Ia Mlah, Plei pai- Ia Lôp; hồ thủy điện gồm Ya Ly, Ry Ninh, Sê San 3, Sê San 4. Tỉnh Kon Tum gồm hồ thuỷ điện Yaly, Plêi Krông, Sê San 3 và các hồ chứa thuộc các công trình thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành, hồ thuỷ lợi Đăk Hniêng, Đăk Uy. Tỉnh Đắk Lắk tại các hồ Ea Soup hạ, hồ Lắk, hồ Buôn Triết, hồ thủy điện Buôn Tua Sah.
- Vùng dược liệu: Cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng các mô hình và phát triển các vùng nguyên liệu dược liệu thâm canh dưới tán rừng, làm giàu rừng tại tất cả các diện tích rừng hiện có toàn vùng. Phát triển các vùng dược liệu tập trung có ứng dụng công nghệ cao tại các khu vực có điều kiện sản xuất nông nghiệp khó khăn, gắn liền với chiết xuất tinh chất.
- Vùng rừng gỗ lớn: Đối với rừng đầu nguồn, khu vực biên giới phía Tây, định hướng xã hội hoá công tác trồng rừng gỗ lớn có sự hỗ trợ của nhà nước và kết hợp phát triển các nguồn thảo dược quý hiếm dưới tán rừng, không khai thác gỗ.
- Vùng gỗ nguyên liệu và cây lâm nghiệp tập trung: Chuyển dịch cây trồng, giống, ưu tiên các loại cây thích nghi vùng trồng, thích ứng BĐKH, có tốc độ sinh trưởng, sinh khối và năng suất cao, làm nguyên liệu sản xuất cho ngành công nghiệp chế biến gỗ nguyên liệu, bột giấy và giấy, dệt may. Ưu tiên phát triển tại các diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp, đất rừng nghèo kiệt hoặc chưa thành rừng trên toàn vùng, gắn liền với các cụm sơ chế và cung ứng nguyên liệu cho khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Gia Lai.
b) Điều chỉnh phương hướng phân bố các khu, cụm công nghiệp
Hoàn thiện, thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ trong và ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đầu tư các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt gắn với nhu cầu và không gian phát triển các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản và công nghiệp phụ trợ cho sản xuất, chế biến nông, lâm sản.
Tập trung khai thác, thu hút đầu tư tại các CCN hiện có. Nghiên cứu đưa các CCN tại các vùng có điều kiện khó khăn, không phù hợp phát triển CCN ra khỏi quy hoạch; tập trung phát triển, mở rộng diện tích hoặc nâng cấp các CCN đang hoạt động tốt thành KCN. Sử dụng vốn khuyến công hỗ trợ việc quy hoạch và kêu gọi đầu tư cho các cụm, điểm công nghiệp ở các địa phương.
Tăng cường thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất, chế biến trong các khu, cụm công nghiệp, lấp đầy các khu, cụm công nghiệp. Nghiên cứu xây dựng mới các khu, cụm công nghiệp theo các tuyến hành lang kinh tế thuận lợi về giao thông, có lợi thế để tăng cường liên kết phát triển các ngành công nghiệp trong vùng và liên vùng.
Phát triển các khu, cụm công nghiệp hình thành không gian công nghiệp để Tây Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp chế biến nông, lâm sản; trung tâm công nghiệp cung cấp máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến nông lâmsản của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
Dự kiến đến năm 2030, toàn vùng Tây Nguyên phát triển khoảng 24 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 4.000 ha và Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Gia Lai với vùng nguyên liệu khoảng 50.000ha.
c) Điều chỉnh phương hướng phân bố các khu nông nghiệp công nghệ cao
Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tất cả các địa phương:
- Lâm Đồng: Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Lạc Dương, vùng sản xuất chè Ô Long, vùng chăn nuôi bò sữa công nghệ cao.
- Gia Lai: Phát triển 20 vùng nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Pleiku, Đắk Đoa, Chư Sê, An Khê, Ayun Pa, Mang Yang. Phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã An Phú, Pleiku thành trung tâm chế xuất cuối nguồn, gắn liền với các công nghệ sau thu hoạch và bảo quản, các dịch vụ logistics và cảng cạn.
- Kon Tum: Tiếp tục đầu tư Khu nông nghiệp Công nghệ cao Kon Plong.
- Đăk Nông: Đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao tại thị xã Gia Nghĩa.
- Đăk Lăk: Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát huy thế mạnh các loại cây trồng chủ lực của địa phương như: cà phê, hồ tiêu, bơ… và ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
(4) Định hướng sử dụng đất
Trong giai đoạn đến năm 2030, dự kiến đưa vào sử dụng một phần đất chưa sử dụng và chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đưa diện tích đất phi nông nghiệp lên khoảng 10,2% đến năm 2030 (khoảng 557.000ha), trong đó tăng các diện tích đất dành cho xây dựng đô thị, các điểm dân cư nông thôn và các khu, cụm công nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp dự kiến giảm nhẹ trong giai đoạn đến năm 2030, bao gồm cả đất trồng lúa và đất trồng cây lâu năm.
(5) Định hướng Giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng Trung tâm Đào tạo quốc tế Gia Lai, đào tạo bậc đại học và sau đại học, hệ kỹ sư thực hành và cao đẳng, trung cấp kỹ thuật thực hành theo chuẩn quốc tế các ngành kinh tế - kỹ thuật có thế mạnh tại khu vực Tây Nguyên.
Xây dựng Trung tâm Đào tạo Nguồn nhân lực Chất lượng cao tại Gia Lai, ưu tiên đào tạo các ngành có tiềm năng lớn, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại và các ngành đòi hỏi chất xám lớn.
Xây dựng hai trung tâm đào tạo lớn cấp vùng tại thành phố Buôn Ma Thuột và thành phố Đà Lạt. Tiếp tục xây dựng trường Đại học Tây Nguyên, Đại học Đà Lạt; Trường cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên, Trường cao đẳng nghề Đà Lạt thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Vùng. Mở rộng quy mô các trường đại học, cao đẳng.
Nâng cấp các trường nghề, trường cao đẳng, các phân hiệu/chi nhánh/phân viện của các trường đại học để đào tạo chuyên sâu và đào tạo kết hợp thực nghiệm.
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quốc tế, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật giúp cho các nước Lào và Campuchia và ASEAN.
(6) Định hướng sản xuất điện
Thủy điện: Cần hạn chế đầu tư, khai thác các thuỷ điện mới. Cải tạo, nâng cấp các thuỷ điện hiện hữu. rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ, vừa đảm bảo khai thác được tiềm năng của vùng, đồng thời vẫn phải đảm bảo giữ gìn môi trường và bảo vệ rừng.
Năng lượng tái tạo, điện sinh khối: Phát triển điện mặt trời (bao gồm cả dự án trên mặt hồ thủy điện), điện gió tại các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai. Ưu tiên các dự án điện này đặt tại các khu vực có điều kiện khó khăn về nguồn nước, nghèo kiệt, khó sản xuất nông lâm nghiệp. Tận dụng phế phẩm nông lâm nghiệp để phát triển một số dự án điện sinh khối tại các địa bàn đặc biệt khó khăn với quy mô nhỏ.
Điện thuỷ khí: Nghiên cứu đánh giá tiềm năng toàn vùng, đặc biệt khu vực dải biên giới phía Tây và khu vực tiếp giáp với các hệ thống truyền tải điện lớn. Kêu gọi đầu tư phát triển các dự án điện thuỷ khí quy mô lớn.
(7) Điều chỉnh phương án phát triển kết cấu hạ tầng
Quy hoạch tài nguyên nước các lưu vực sông, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, cấp thoát nước thích ứng với BĐKH. Phân vùng cấp nước theo các lưu vực sống để điều tiết khai thác nguồn nước cho các nhu cầu. Thực hiện theo Quy trình vận hành liên hồ chứa.
Nâng cấp các hồ chứa đảm bảo tích đủ dung tích thiết kế, xây dựng các hồ chứa lớn dạng tổng hợp phục vụ đa mục tiêu vừa cắt lũ trong mùa mưa, tăng nguồn nước trong mùa kiệt, vừa phát điện, khai thác du lịch... Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giảm tổn thất nước trong quá trình truyền dẫn. Triển khai xây dựng các hồ nhỏ để trữ nước tại chỗ với quy mô phù hợp, với giải pháp che phủ hạn chế bốc hơi tạo nguồn nước mặt và tăng nước ngầm.
Ưu tiên khai thác sử dụng nước mặt cho sinh hoạt và sản xuất. Quản lý chặt chẽ việc khai thác sử dụng nước ngầm, tập trung ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi có ảnh hưởng quan trọng đến cấp nước, trữ nước về mùa khô theo lưu vực sông, đồng thời góp phần đảm bảo phối hợp điều tiết nước liên vùng.
(8) Điều chỉnh định hướng phát triển hệ thống đô thị cấp vùng, tiểu vùng
Xây dựng Pleiku trở thành trung tâm đào tạo đại học và kỹ sư thực hành quốc tế, thành phố nghỉ dưỡng, phục hồi sau chữa bệnh gắn với hình thành các tổ hợp thể thao - giải trí (sân vận động, sân golf), văn hóa (công viên cồng chiêng) tại khu vực ngoại vi Pleiku, một trong các trung tâm chuyên ngành vùng Tây Nguyên (thể thao, du lịch, văn hóa...), trung tâm về logistics và kho ngoại quan khu vực Bắc và Trung Tây Nguyên.
Phát triển Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên; thành phố Đà Lạt - đô thị du lịch, một trong các trung tâm du lịch lớn của cả nước, với cơ chế, chính sách đặc thù.
Phát triển đô thị Bảo Lộc - đô thị trung tâm tiểu vùng Nam Tây Nguyên, trung tâm công nghiệp, dịch vụ khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng.
Phát triển Kontum thành trung tâm năng lượng tái tạo mới (điện thuỷ khí), các cụm sơ chế đầu nguồn nông lâm sản.
(9) Điều chỉnh định hướng phát triển khu vực nông thôn và ổn định dân cư
Định hướng đối với các khu vực nông thôn truyền thống gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống các điểm dân cư nông thôn hiện trạng theo hướng văn minh hiện đại, đáp ứng các tiêu chí nông thôn mới; phù hợp với truyền thống văn hóa, tập quán sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng yêu cầu sinh sống và sản xuất của người dân.
Xây dựng, thành lập các khu dân cư mới, xã biên giới gắn với các Khu kinh tế quốc phòng, tạo nên vành đai biên giới làm nền tảng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ tổ quốc. Xây dựng các khu kinh tế quốc phòng gắn với làng thanh niên lập nghiệp, chương trình sắp xếp, ổn định dân cư sát khu vực biên giới, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa bàn chiến lược, biên giới.
Rà soát các khu dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai để thực hiện các dự án di dời dân cư đến nơi an toàn, có phương án chủ động sơ tán khi cần thiết.
Tăng cường quản lý tình trạng dân di cư tự do, đảm bảo ổn định cho dân cư tại chỗ, định canh, định cư, ổn định đời sống. Quy hoạch khu dân cư kinh tế mới, bố trí đất để phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, nước sinh hoạt, trạm y tế, trường học...
Tiếp tục các dự án ổn định dân cư, sắp xếp đất ở tái định cư, giao đất sản xuất và cấp hộ tịch, hộ khẩu cho các hộ dân tộc thiểu số nhằm chấm dứt tình trạng du canh du cư và hoạt động xâm canh, xâm cư trái phép tái diễn ở nhiều địa phương.
(10) Điều chỉnh phương hướng phát triển các khu vực khó khăn
Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; duy trì các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo… Ngoài việc tạo điều kiện về tăng thu nhập, tạo việc làm cần tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ nghèo như y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin…
Lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích ứng với thời tiết cực đoan và điều kiện nguồn nước. Đồng thời hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để đảm bảo tiết kiệm nước.
(11) Điều chỉnh định hướng xây dựng hạ tầng xử lý chất thải, nghĩa trang
a) Thu gom, xử lý chất thải rắn
Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt toàn vùng năm 2030 là 4.000 tấn/ngày. Cần nghiên cứu định hướng xây dựng các nhà máy rác tập trung tại cụm huyện, xử lý tái tạo từ rác các sản phẩm như khí gas, phân bón, điện,… Mục tiêu thu gom và xử lý trên 95% chất thải nguy hại và không nguy hại. Hạn chế chôn lấp.
Tập trung đầu tư cho các phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải. Xây dựng các khu xử lý rác thải với công nghệ thích hợp tại các đô thị, khu dân cư, bệnh viện, khu/cụm công nghiệp, đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
b) Định hướng quy hoạch nghĩa trang
Tổng nhu cầu đất nghĩa trang toàn vùng đến năm 2030 là 450 ha. Các nghĩa trang cấp vùng tỉnh sử dụng công nghệ táng hiện đại (như hỏa táng), đảm bảo các quy chuẩn về bảo vệ môi trường.
Mỗi thành phố, thị xã, thị trấn huyện lỵ sẽ quy hoạch nghĩa trang tập trung riêng. Tại khu vực nông thôn, mỗi xã có quy hoạch nghĩa trang tập trung riêng.
c) Thoát nước và xử lý nước thải
Dự báo năm 2045, tổng lượng nước thải sinh hoạt là 850.000m3/ngày đêm, tổng lượng nước thải công nghiệp khoảng 265.000m3/ngày đêm trên toàn vùng.
Quy hoạch hệ thống thoát nước riêng có trạm xử lý nước thải tập trung cho các thành phố lớn. Quy hoạch, cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống các đường ống và kênh, mương thoát nước, trạm xử lý nước thải tại các đô thị. Sử dụng hồ sinh học để xử lý nước thải. Đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn Trái phiếu Chính phủ cho nâng cấp và xây dựng mới hệ thống thoát nước, xử lý nước thải cho kịp với quá trình đô thị hóa nhanh ở các địa phương. Đưa tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải đô thị từ loại 4 trở lên đạt 80% vào năm 2030.
(12) Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin
Tiếp tục phát triển hạ tầng thông tin trong lĩnh vực bưu chính công cộng để đáp ứng nhu cầu trao đổi của người dân và cộng đồng. Phổ cập đa dịch vụ đến các bưu cục, điểm bưu điện văn hoá xã, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới phục vụ, đảm bảo cung cấp các dịch vụ cơ bản đến mọi đối tượng với chất lượng tốt nhất. Kết hợp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH và đời sống nhân dân. Phát triển các dịch vụ bưu chính mới ứng dụng công nghệ thông tin, thay thế dần sử dụng tiền mặt.
Phát triển viễn thông và Internet, nâng cấp hệ thống truyền dẫn mạch vòng kết nối tới trung tâm các tỉnh kết hợp với mạng truyền dẫn đường trục quốc gia, đảm bảo các đường vòng tránh vu hồi, nâng cao độ an toàn mạng lưới, giữ vững thông tin trong mọi tình huống, phục vụ tốt nhu cầu thông tin trong vùng và với các vùng kinh tế khác. Đẩy mạnh cáp quang hoá mạng viễn thông nội tỉnh và phát triển mạng truyền dẫn băng rộng đến tất cả các xã. Phát triển mạng chuyển mạch và truyền dẫn đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển thuê bao trong vùng, đặc biệt là sự phát triển của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa; khu du lịch, khu/cụm công nghiệp.
Đẩy mạnh việc mở rộng vùng phủ sóng thông tin di động băng rộng tại các vùng nông thôn. Chú trọng phổ cập dịch vụ truy nhập Internet theo các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí.
Phủ sóng thông tin di động đến trên 95% dân số, các tuyến đường giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, các điểm trọng yếu kinh tế, quốc phòng, an ninh. 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng.
Xây dựng các Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông tại các tỉnh đủ mạnh đáp ứng tốt việc triển khai các ứng dụng tích hợp, quản trị an ninh hệ thống thông tin của các địa phương.
Hoàn thành xây dựng và triển khai diện rộng hệ thống Chính phủ điện tử từ cấp tỉnh đến cấp xã, 100% xã, phường có điểm truy nhập Intenet băng thông rộng. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm quản lý, có website và có tham gia sàn giao dịch điện tử.
Kết hợp chặt chẽ việc triển khai chương trình Chính phủ điện tử với chương trình cải các hành chính để ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước có tác dụng thực sự thúc đẩy cải cách hành chính.
Đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và trong các hoạt động KTXH của các địa phương trong vùng. Nghiên cứu xây dựng các khu phần mềm tại Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và các đô thị lớn trong vùng khi điều kiện về nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho phép.
(13) Y tế
Xây dựng 3 trung tâm y tế lớn cấp vùng tại Pleiku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Tại thành phố Đà Lạt xây dựng trung tâm chăm sóc sức khỏe cấp quốc tế, kết hợp phục vụ khách du lịch.
Mỗi tỉnh có ít nhất 1 bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh, thành phố hoàn chỉnh, hiện đại, có chức năng nghiên cứu và đào tạo, đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I. Các bệnh viện này có quy mô từ 800 đến 1.500 giường.
Nghiên cứu, nâng cấp bệnh viện khu vực Đức Cơ theo hướng trở thành bệnh viện quốc tế để phục vụ nhân dân các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Phát triển các bệnh viện chuyên khoa (tim mạch, lao và bệnh phổi, chấn thương chỉnh hình, phụ sản, nhi, tâm thần và y học cổ truyền,…) của các tỉnh một cách thích hợp. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh tại các tỉnh Tây Nguyên.
Thành lập Trung tâm chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao, Trung tâm y học hạt nhân và xạ trị khu vực Tây Nguyên tại Lâm Đồng.
Nâng cấp Phòng xét nghiệm, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đạt tiêu chuẩn quốc tế, làm nhiệm vụ kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm cho vùng.
(14) Văn hóa – Thể thao
Thực thi các chương trình bảo tồn, phát triển các văn hoá đặc sắc, truyền thống từng dân tộc, vùng miền, phát triển kết hợp với du lịch nhân văn.
Hình thành hoàn chỉnh Khu liên hợp thể thao Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk và Trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên quốc gia tại Kon Plong, tỉnh Kon Tum với các cơ sở vât chất chuyên ngành hiện đại phục vụ cho huấn luyện và đào tạo vận động viên thành tích cao, tổ chức thi đấu quốc gia và quốc tế.
Định hướng phát triển các dự án cần xác định điều kiện thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết tình hình hạn hán; có quy mô vùng, liên tỉnh, thúc đẩy liên kết vùng; quy mô lớn, có tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương. Để đảm bảo phát triển, cần đảm bảo phương hướng bảo vệ môi trường.
Bảo vệ tài nguyên nước, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, kể cả nước mặt và nước ngầm. Ban hành các quy chế, quy định chặt chẽ đối với những công trình sản xuất công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ, du lịch trong việc sử dụng nguồn nước. Quy định bắt buộc đối với một số ngành sản xuất, kinh doanh phải xử lý rác, nước thải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trước khi đổ vào nguồn nước chung (sông, suối, hồ, đầm...) nhằm giữ gìn chất lượng nguồn nước.
Đối với công nghiệp thủy điện, hạn chế cấp phép các dự án có tính chất tiêu cực, tác động mạnh và ảnh hưởng quy mô lớn. Cần đảm bảo giảm thiểu tối đa các rủi ro môi trường và các tác động về xã hội, hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học.
Bảo vệ rừng, tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ nghiêm ngặt các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Khai thác hợp lý, đảm bảo tái sinh rừng, nuôi dưỡng phục hồi, làm giàu rừng và trồng rừng mới, đặc biệt đối với các địa bàn xung yếu (rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ các công trình thuỷ lợi, rừng phòng hộ biên giới). Bảo vệ các nguồn gen động thực vật quý hiếm.
Bảo vệ môi trường đất, khai thác một cách hợp lý, tránh làm cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất, dùng những loại phân bón, hóa chất thích hợp, trồng những loại cây trồng phù hợp trên từng vùng thổ nhưỡng, chống xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất.
Quản lý và phát triển trồng rừng đầu nguồn để chống xói lở và lũ quét, cải tạo đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng phòng hộ đầu nguồn trên các lưu vực sông chính.
Công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là trong khai thác bô xít và các khoáng sản quý hiếm. Đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, sự phát triển của các ngành và lĩnh vực khác và đời sống dân cư. Ưu tiên đầu tư công nghệ khai thác tiên tiến, hiệu quả thu hồi quặng cao. Hạn chế hoặc ngưng cấp phép các dự án khai thác kim loại.
Bảo vệ môi trường khu vực đô thị, công nghiệp và trung tâm du lịch: Ưu tiên xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật (xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn).
Bảo vệ môi trường nông thôn, chú trọng đầu tư và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường khu vực nông thôn.
Ngoài ba đột phát chiến lược là hoàn thiện thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và yêu cầu ở tầm cao hơn, chất lượng hơn; cần xác định kinh tế mũi nhọn của vùng theo lợi thế là sản xuất nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm khu vực Đông Dương là tiền đề phát triển giao thương và đào tạo quốc tế, tiềm năng năng lượng tái tạo mới quy mô lớn. Từ đó phát triển các giải pháp và cơ chế, chính sách phù hợp. Để đạt được mục tiêu trên cùng với mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm, một số giải pháp chiến lược chung đề xuất:
- Phục hồi và phát triển KTXH xanh là tất yếu. Giải pháp này mới đảm bảo phát triển bền vững; giảm tổn thất môi trường, xã hội; đảm bảo an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh y tế và tăng chất lượng cuộc sống, sức khỏe vật chất và tinh thần theo hướng chủ động cho người dân.
- Đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số, chính phủ điện tử và xã hội số để tăng năng suất lao động, giảm chi phí xã hội, theo kịp xu thế và giảm rủi ro lây lan dịch bệnh do tương tác trực tiếp. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế số trên 15%, đóng góp trên 40% GDP của vùng.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, hình thành các tập đoàn kinh tế chuyên ngành có tầm ảnh hưởng, chi phối trong khu vực và trên thế giới, góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng phát triển lâu dài, phù hợp với định hướng tập trung khai thác, nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường nội địa và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Chú trọng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho sản phẩm, coi đây là vấn đề then chốt đảm bảo phát triển nhanh, bền vững và bao trùm. Từ đó kéo theo nhu cầu phát triển khoa học, công nghệ, nhân lực chất lượng cao và các dịch vụ phụ trợ khác.
- Đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế, qua đó tăng hiệu quả huy động và phân bổ nguồn lực; tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và khai thác hiệu quả hội nhập quốc tế, các hiệp định thương mại và hiệp ước quốc tế, góp phần tăng xuất khẩu và thu hút FDI bền vững.
- Chú trọng đảm bảo ổn định nền tảng vĩ mô; tăng năng lực cạnh tranh, khả năng tự chủ, tự cường và chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển 25 năm qua là Việt Nam đã phải trả giá khá đắt về bất ổn vĩ mô ở nhiều thời điểm (lạm phát bình quân tăng 6,03%/năm giai đoạn 1996-2020), tỷ giá biến động khá mạnh (nhất là giai đoạn trước năm 2016), ô nhiễm môi trường và không khí tăng (nhất là ở những thành phố lớn), hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng phổ biến, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI về xuất khẩu, tính kết nối của các khu vực doanh nghiệp và liên kết vùng kém,...
(2) Giải pháp nguồn vốn
Dòng vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng sạch của vùng tiếp tục được thu hút tạo điều kiện để cơ cấu nguồn vốn này cải thiện trong tổng đầu tư chung toàn vùng. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn vùng Tây Nguyên theo phương án tăng trưởng lựa chọn đến năm 2045 khoảng trên 3,5 triệu tỷ đồng.
Dự báo cơ cấu vốn đầu tư có sự chuyển dịch mạnh với sự tăng trưởng từ khu vực tư nhân, nhất là các doanh nghiệp tư nhân (khoảng 36-38% vào năm 2030 và trên 45% vào năm 2045). Nguồn vốn FDI dự kiến tăng lên, tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn này ở dưới mức 8% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn FDI tập trung chủ yếu ở khu vực chế biến và dịch vụ, logistics sẽ tạo ra một sự lan tỏa tích cực hơn đối với môi trường đầu tư và lôi kéo nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Về cơ cấu đầu tư chia theo ngành: căn cứ vào cơ cấu đầu tư giai đoạn vừa qua và định hướng phát triển trong giai đoạn đến năm 2030, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Những ngành sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư bao gồm: nông lâm nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến, chế tạo (trọng tâm phục vụ nông lâm nghiệp và liên quan đến nông lâm nghiệp); đào tạo, dịch vụ logistics, khoa học và công nghệ, thương mại.
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn thích hợp vừa đảm bảo khai thác các tiềm năng, lợi thế của vùng, vừa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng. Dự kiến nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước sẽ đóng vai trò chủ đạo, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là cần thiết để tập trung ưu tiên cho các công trình hạ tầng thiết yếu, các dự án không hấp dẫn nguồn vốn ngoài nhà nước. Riêng đối với dòng vốn FDI, cần có các chính sách hợp lý để đảm bảo thu hút đầu tư vào các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, đồng thời vẫn bảo đảm giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn vùng.
Một số biện pháp huy động các nguồn vốn ngoài nhà nước:
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận đất đai, nguồn vốn tín dụng... Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng trong hoạt động thu hút đầu tư phù hợp với lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư. Các cấp chính quyền có những cam kết ở mức cao nhất trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Xây dựng kênh trao đổi, chia sẻ thông tin giữa chính quyền các cấp ở các địa phương.
- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư ở tất cả các lĩnh vực, các địa bàn có khả năng thu hút nguồn vốn xã hội hóa. Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân có nguồn vốn hợp pháp tham gia các hoạt động đầu tư. Trong đó trước mắt ưu tiên trong lĩnh vực nông lâm nghiệp công nghệ cao, đào tạo, y tế, sản xuất chế tạo thiết bị chế biến nông lâm sản, dược liệu tinh chất.
- Tăng cường huy động và có biện pháp kiểm soát việc huy động vốn đầu tư từ các hình thức đối tác công tư phù hợp để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên địa bàn các tỉnh trong vùng.
(3) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Đổi mới nhận thức về vai trò của phát triển nhân lực đối với sự phát triển bền vững Tây Nguyên để có được sự thống nhất từ nhận thức đến hành động của lãnh đạo các cấp và người dân về việc phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên từ chiều rộng sang chiều sâu, dựa vào tiến bộ KHCN và lao động được đào tạo. Phát triển bền vững Tây Nguyên phải trên cơ sở nền tảng giáo dục - đào tạo toàn diện, tiên tiến, luôn luôn đổi mới và nhân lực được đào tạo, có trình độ kiến thức và kỹ năng lao động liên tục được nâng cao.
Tăng các nguồn vốn đầu tư và kinh phí, xã hội hoá cho phát triển giáo dục, đào tạo nhân lực khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Tăng ngân sách Nhà nước để phát triển đào tạo ở Tây Nguyên. Cải tiến quy trình phân bổ ngân sách giáo dục, đào tạo theo hướng chuyển từ việc ngân sách cấp trực tiếp cho đơn vị cung cấp dịch vụ sang cấp cho người trực tiếp thụ hưởng. Tập trung ngân sách nhà nước cho những lĩnh vực trọng điểm ưu tiên như hỗ trợ đầu tư xây dựng và phát triển đào tạo các nghề trọng điểm đạt trình độ quốc tế và quốc gia tại một số Trường Cao đẳng nghề có đủ điều kiện; ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Đại học Đà Lạt phát triển theo hướng đa ngành. Thực hiện các chính sách giáo dục dân tộc nói chung và chính sách giáo dục dân tộc đặc thù của Tây Nguyên.
Tăng cường và thống nhất quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Đẩy nhanh việc phân cấp và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo ở Tây Nguyên. Hình thành và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm để nhanh chóng thu thập, cập nhật, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường lao động phục vụ kịp thời cho việc điều tiết cung - cầu lao động và đưa ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp.
Phát triển toàn diện nhân lực của vùng, từ nâng cao thể lực, cải thiện tầm vóc con người đến nâng cao trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề nghiệp và chuyên môn - kỹ thuật của nguồn nhân lực. Tập trung hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực mà vùng có lợi thế cạnh tranh, khu vực dịch vụ xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của vùng. Tập trung ưu tiên phát triển nguồn nhân lực dân tộc tại chỗ của Tây Nguyên.
Đẩy mạnh, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế để phát triển đào tạo nguồn nhân lực vùng Tây Nguyên. Tăng cường liên kết, hợp tác để đào tạo nhân lực trình độ cao và những ngành nghề chưa được đào tạo ở Tây Nguyên. Hợptác đào tạo nhân lực trình độ cao của các ngành nghề là lợi thế cho phát triển Tây Nguyên (nông - lâm nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, dược liệu…).
Phát triển Quỹ hỗ trợ nhân tài và nhân lực chất lượng cao (trực thuộc Trung ương Hội Khoa học Nhân lực Nhân tài Việt Nam) tại các địa phương trong vùng để hỗ trợ hiệu quả.
(4) Giải pháp về khoa học công nghệ
Nâng cao tiềm lực KHCN, từng bước đáp ứng các yêu cầu phát triển KTXH vùng, tập trung vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, quản lý rủi ro thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thu hút và đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực KHCN, quan tâm phát triển lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật tại cơ sở. Xây dựng và nâng cấp các phòng thí nghiệm, thử nghiệm, các trung tâm ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
Ưu tiên các hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc nhóm lĩnh vực trọng điểm, có tính khả thi và ứng dụng cao. Tăng tỷ lê ̣các đề tài nghiên cứu triển khai ứng dụng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghê,̣ nhanh chóng áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống. Quan tâm và dành kinh phí thỏa đáng cho hoạt động chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHCN tới các doanh nghiệp, cơ sở và hộ gia đình đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về KHCN. Tạo lập môi trường thể chế khuyến khích đầu tư vào sản xuất, đổi mới và chuyển giao công nghệ để khai thác các lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng mức đầu tư cho khoa học công nghệ, gắn với xã hội hóa, đẩy mạnh các hình thức đặt hàng, hợp tác công - tư trong nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển KTXH. Đến năm 2030, tất cả các địa phương đều có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và hoạt động hiệu quả.
Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp KHCN gắn với các sản phẩm, lợi thế của địa phương và vùng. Tăng cường công tác bảo hộ tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân; hỗ trợ bảo hộ nông lâm sản địa phương, chứng nhận nhãn hiệu, thương hiệu,…
Tăng cường hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao KHCN, thu hút các nguồn lực
(5) Các giải pháp về cơ chế, chính sách
Triển khai thực hiện Đại hội Đảng toàn quốc “Tạo điều kiện phát triển các khu vực, địa bàn còn nhiều khó khăn, nhất là miền núi, biên giới, hải đảo, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và phía Tây các tỉnh miền Trung”, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển toàn diện KTXH vùng Tây Nguyên như đối với một vùng khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, có vai trò quan trọng về bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng an ninh.
Nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ hình thành cụm liên kết ngành một số sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực của vùng Tây Nguyên như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều,...
Khuyến khích thu hút đầu tư, tạo điều kiện hình thành, phát triển một số doanh nghiệp chủ chốt trong vùng là đầu mối thu mua, chế biến sâu các sản phẩm xuất khẩu có thương hiệu quốc tế. Thu hút các tập đoàn lớn đầu tư đồng bộ các khâu, với công nghệ hiện đại từ trồng, thu hoạch, chế biến đến phân phối, xuất khẩu sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Phát triển các mô hình Trung tâm giao dịch, chợ đấu giá nông – lâm sản có kho tạm trữ, bảo quản ở các vùng trồng nguyên liệu tập trung, tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp giao dịch mua bán sản phẩm, kết nối cung cầu. Hỗ trợ, hoàn thiện hành lang pháp lý để các sàn giao dịch thương mại quốc tế hoạt động hiệu quả, kết nối nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm với các đối tác, khách hàng, nhà đầu tư ở ngoài nước và thị trường quốc tế.
Tăng cường các hoạt động đào tạo, kết nối liên kết, hợp tác giữa nông dân, doanh nghiệp chế biến với các Viện, trường đại học trong và ngoài địa bàn về tư vấn, chuyển giao ứng dụng tiến bộ công nghệ trong chuỗi sản xuất.
Các địa phương trong vùng phối hợp xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng các thương hiệu sản phẩm uy tín, các vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cung cấp cho nhà máy chế biến quy mô cấp vùng. Hình thành các khu công nông nghiệp, cụm chế xuất nông lâm sản và dược liệu công nghệ cao.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả các chính sách, cơ chế, chế tài trong quản lý, điều phối các vấn đề mang tính chất vùng, liên vùng có ảnh hưởng đến môi trường (cả bắt buộc và tự nguyện) như điều tiết nước, bảo vệ rừng, di dân tự do...
Nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của các thể chế quản lý, liên kết phát triển vùng của các ban ngành thuộc Chính phủ.
(6) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong vùng
Liên kết phát triển vùng Tây Nguyên tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên gồm: (1) Chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp, dược liệu chủ lực, (2) Giao thông và kết cấu hạ tầng, (3) Đào tạo nhân lực chất lượng cao, (4) Phát triển năng lượng tái tạo mới và (5) Du lịch.
Ưu tiên liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ theo mô hình tiên tiến, đảm bảo chất lượng hàng hóa, hình thành các chuỗi giá trị. Xây dựng thương hiệu sản phẩm vùng gắn với tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm sản hàng hoá chất lượng cao, tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi hình thành các cụm liên kết ngành, phát triển một số sản phẩm chủ lực của vùng.
Hợp tác xúc tiến đầu tư, hợp tác xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, phân phối vùng để tránh vượt rào, cạnh tranh không lành mạnh và không cần thiết giữa các tỉnh.
Hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp chế biến, phối hợp trong việc mở rộng thị trường, để tránh tình trạng thừa năng lực chế biến hoặc thiếu nguyên liệu, lao động...
Phối hợp trong quy hoạch và đầu tư phát triển các khu/cụm công nghiệp tập trung, khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, chợ đầu mối... quy mô vùng.
Phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch, hình thành các tour du lịch nhằm khai thác các lợi thế so sánh và đặc thù của mỗi địa phương, hình thành các tuyến du lịch đặc thù của vùng gắn liền với bảo tồn và phát triển đa dạng văn hoá đồng bào đặc trưng trong vùng.
Phối hợp trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ và phát triển rừng.
Xây dựng cơ chế điều phối liên vùng trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và chống hạn. Thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa đảm bảo điều tiết nước theo mùa hợp lý, hạn chế các thiệt hại gây ra, cân bằng lợi ích, trách nhiệm trên toàn bộ lưu vực sông giữa các tiểu vùng. Điều tiết nước theo vùng đảm bảo chia sẻ nguồn nước chung cho tất cả các địa phương trong vùng. Đảm bảo cơ chế giá và chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các địa phương ở khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn.
(7) Hợp tác với các vùng khác và quốc tế
Hợp tác, mở rộng giữa vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh để phát huy tối đa và có hiệu quả các tiềm năng của vùng; thu hút đầu tư phát triển công nông nghiệp công nghệ cao, du lịch trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; chế biến, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực của vùng; đào tạo, y tế, chuyển giao công nghệ.
Hợp tác giữa vùng Tây Nguyên với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để xây dựng các trục giao thông kết nối Tây Nguyên với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, nhất là đến các cảng biển, các đầu mối giao thông; kết nối các tour du lịch biển - đảo của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với du lịch sinh thái rừng, núi, du lịch văn hóa của Tây Nguyên; điều tiết sử dụng nguồn nước, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông lâm sản.
Tăng cường hợp tác với các địa phương của Lào và Campuchia trong khuôn khổ hợp tác xây dựng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), hợp tác phát triển các hành lang Đông - Tây và hợp tác song phương trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là các nguồn nước, xoá đói giảm nghèo, phát triển du lịch, y tế, đào tạo nguồn nhân lực.
Phát triển và kêu gọi các nhà tài trợ khác cung cấp ODA cho các dự án ưu tiên trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
Đỗ Hữu Lương
Phó Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Giống Nông lâm Gia Lai
Tin tức liên quan
Tin mới nhất