Đang tải...
Nghề mây tre đan tại Việt Nam đã trở thành một trong những nghề thủ công mang lại giá trị cao cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga…
Để chinh phục được các thị trường tiêu thụ lớn như vậy bên cạnh mẫu mã đa dạng thì nguyên liệu và quy trình để sản xuất đồ thủ công từ mây tre đan cũng vô cùng quan trọng.
Không ai có thể xác định được tre xuất hiện từ bao giờ, nhưng mỗi người Việt Nam đều lớn lên với những đồ dùng mây tre đan như: giường tre, nôi mây… và tâm hồn họ được nuôi dưỡng bằng những truyền thuyết về Sơn Tinh và Thánh Gióng là người nhổ một khúc tre để tiêu diệt giặc.
Không chỉ tồn tại trong truyền thuyết, tre từ lâu đã được sử dụng trong sản xuất và đời sống hàng ngày của người Việt Nam. Việt Nam đã lưu giữ một nền văn hóa lâu đời với cây tre giúp dựng nhà, khai khẩn đất hoang, và hơn thế nữa, cây tre tượng trưng cho sự gắn bó mật thiết và vĩnh cửu với đời sống con người.
Các sản phẩm mây tre đan của Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường thế giới tại hội chợ Paris vào năm 1931. Kể từ đó, hơn 200 mặt hàng làm từ những vật liệu này được bán ra nước ngoài. Trong đó phổ biến nhất là giỏ, lọ hoa, chụp đèn và giá sách,...
Trong suốt quá trình phát triển và hình thành của dân tộc, đồ mây tre đan luôn được cải tiến thông qua sự tiếp thu nhiều ý tưởng độc đáo của các nghệ nhân tài hoa Việt Nam, những người đã tạo ra nhiều sản phẩm tinh tế, thẩm mỹ ấn tượng: khay, đũa, đĩa, bình, bàn, ghế, giường, gối, đệm, chiếu, màn, quạt bằng tre,...
Mây tre đan còn được dùng để làm rất nhiều đồ lưu niệm, vật kỷ niệm trong lễ cưới, các loại nhạc cụ rất thường mang giá trị nghệ thuật cao.